Tranh Trúc Chỉ – Hơi thở của nghệ thuật sáng tạo tinh tế
Chỉ với một thao tác vô cùng đơn giản đó là gõ ba từ “tranh trúc chỉ” lên thanh tìm kiếm google, bạn sẽ nhận về hàng trăm bài viết khác nhau đưa ra khái niệm của loại hình tranh nghệ thuật thú vị này.
Vượt xa ra khỏi biên giới của sáng tạo nghệ thuật tinh tế, tranh trúc chỉ tạo nên sự tò mò đến độ muốn tìm hiểu và khám phá của rất nhiều người, đặc biệt là tại các gia đình và giới kinh doanh. Mang trong mình hơi thở của nghệ thuật tinh tế song hành cùng tâm linh, tranh trúc chỉ đẹp về thẩm mỹ, sang về góc nhìn, tạo độ cuốn hút trong hồn tác phẩm, tạo sự an tâm bởi ý nghĩa sâu xa.
Tranh trúc chỉ là gì? Mỗi tác phẩm một độc bản đậm văn hoá Việt
Nếu như nghệ thuật giấy thủ công của Hàn Quốc và Nhật Bản có tên gọi lần lượt là Hanji và Washi đã có mặt từ lâu, thì trên dải đất hình chữ S, xuất hiện một cái tên mới đó là Trúc Chỉ. Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở giấy thủ công truyền thống của người Việt Nam, không đơn thuần là tên gọi mà còn mang cả ý nghĩa văn hoá.
Khoác trên mình một cái tên đẹp mà lạ, trúc chỉ đã và đang được nhiều người biết đến. Trúc Chỉ được làm từ rất nhiều chất liệu nhưng chủ đạo vẫn là từ sơ sợi bột tre.
Biến hoá sự mộc mạc của giấy trở thành một tác phẩm nghệ thuật, với trúc chỉ, giấy đã không chỉ đơn thuần là cái nền để viết, vẽ hay in ấn mà đã được nâng tầm để trở thành tác phẩm nghệ thuật tự thân độc lập, tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo, đóng vai trò như một thành tố chính cấu thành tác phẩm, mỗi tác phẩm là một độc bản.
Trúc chỉ ra đời từ một dự án nghiên cứu nghệ thuật thủ công của họa sĩ Phan Hải Bằng giảng viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế và các cộng sự của ông, bắt đầu tiến hành từ năm 2000. Năm 2007, được hỗ trợ bởi Quỹ học bổng châu Á (ASF), họa sĩ Phan Hải Bằng đã thực hiện một chuyến đi thực địa, nghiên cứu và thực hành giấy thủ công ở các tỉnh Bắc Ninh, Chiang Mai và Bắc Thái Lan.
Năm 2011, với sự hỗ trợ và đồng thuận của Trường Đại học Nghê thuật, Đại học Huế, hội thảo về chế biến giấy thủ công với nguyên liệu sẵn có tại địa phương đã diễn ra.
Khởi nguồn từ Cố đô Huế, thông qua nhiều triển lãm trên cả nước và đặc biệt là trong lễ hội truyền thống, Trúc Chỉ được đánh giá cao và là một loại hình nghệ thuật truyền thống, gần gũi với văn hóa dân gian.
Nó phản ánh được sự sáng tạo rất tinh tế, rất Việt Nam. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã đóng góp một giá trị văn hóa mới cho Huế nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Giấy là nghệ thuật – Mô hình giấy cũng là nghệ thuật.
Tên gọi Trúc chỉ do nhà văn, dich giả Bửu Ý định danh vào năm 2012 với ý niệm sử dụng hình ảnh cây tre như một biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt, trúc chỉ – bức tranh trong giấy – một loại giấy nghệ thuật mới của riêng người Việt.
Kỹ thuật sáng tạo Tranh trúc chỉ độc đáo và tinh tế
Nghệ thuật Trúc Chỉ hay đồ hoạ trúc chỉ (trucchigraphy) là sự kết hợp và ứng biến từ 3 yếu tố:
- Quy trình nghề giấy thủ công truyền thống.
- Nguyên lý kỹ thuật vật liệu trong nghệ thuật đồ họa như kỹ thuật in lụa, thuật khắc bằng hóa chất.
- Kỹ thuật dùng áp lực nước cơ bản.
Tranh trúc chỉ (trucchigraphy) được hoàn thiện dựa trên ý tưởng sáng tạo và bố cục kết cầu đồ hoạ, chế tạo giấy ở giai đoạn cuối để tạo ra các tác phẩm trực tiếp trên khuôn giấy. Với sự hộ trợ của áp lực nước cơ bản hay còn gọi là sức nước sẽ tạo ra độ dày và mỏng khác nhau trên nền giấy.
Tranh trúc chỉ mang đến hai hiệu ứng trên cùng một tác phẩm một cách tinh tế và linh hoạt. Nếu như hiệu ứng bề mặt mang đến ánh sáng thuận (dày thì sáng, đậm thì tối) thì hiệu ứng xuyên sáng sẽ mang đến ánh sáng ngược (dày thì tối, mỏng thì sáng), các hình ảnh và sắc thái tranh trúc chỉ sẽ được hiển thị rõ ràng khi có hiệu ứng ánh sáng xuyên qua.
Không gò bó trong một khuôn khổ, người nghệ sĩ chủ động trong việc kết hợp nhiều kỹ thuật và vật liệu khác nhau, từ đó tạo ra những nét độc đáo riêng trong từng tác phẩm.
Bản thân trúc chỉ đã là một tác phẩm, nhưng vẫn hoàn toàn có thể phối hợp với các kỹ thuật và chất liệu khác, như in thủ công, vẽ, ánh sáng hay song hành cùng các ngành nghề truyền thống khác như thêu, đan lát, làm nón để tạo nên những tác phẩm hoàn hảo về mỹ thuật cũng như độc đáo có một không hai.
Mang tính nghệ thuật tượng hình, đồng thời tranh trúc chỉ cũng hàm chứa tính ứng dụng thực tiễn cao và đa dạng. Với hơn 300 loài tre, nứa và trúc khác nhau, mỗi loài lại có những phẩm chất xơ sợi và màu sắc khác nhau tuỳ thuộc từng vị trí thân cây. Vì vậy, phải tùy vào ứng dụng mà chọn nguyên liệu cho phù hợp.
Trúc chỉ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đa dạng và đặc biệt của nghệ thuật ứng dụng ở các loại hình như thiết kế sản phẩm, nội ngoại thất, trang phục, thời trang, trang sức… Trên tinh thần xây dựng giá trị mới bằng cách khai thác năng lượng của truyền thống, kết hợp với tư duy và tâm thức đương đại.
Hành trình Trúc chỉ bắt đầu từ việc là một chất liệu, một loại hình nghệ thuật, để đến hôm nay, nó dần trở thành một trong những giá trị văn hóa mới xứng đáng được lưu truyền.
Trúc Chỉ Hà Nội tự hào là đơn vị đầu tiên ứng dụng tranh Trúc Chỉ ứng dụng không gian tâm linh như thay sự biết ơn của gia chủ với ông bà tổ tiên. Mời các bạn xem qua các công trình mà chúng tôi đã hoàn thiện.
Liên hệ trực tiếp: 0911.80.62.69
Xem thêm: Mẫu Tranh Trúc Chỉ tại đây