Phổ Hiền Bồ Tát là một trong bốn vị Bồ Tát ở cõi Phật. “Phổ” có nghĩa là phổ biến, bao quát. “Hiền” tượng trưng cho đức độ, từ bi. Ngài hiện thân cho chân tâm bao dung, nhân ái, dùng ánh sáng kỳ diệu của vô thiên để mang đến cho chúng sinh cuộc sống an yên, tự tại, thoát khỏi ưu tư, muộn phiền. 

Phổ Hiền Bồ Tát dưới mô tả của kinh sách nhà Phật 

Phổ Hiền Bồ-tát

Phổ Hiền – vị Bồ Tát được người đời kính trọng

Trong sử sách có ghi Phổ Hiền Bồ Tát cùng với 3 vị khác là Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng tạo thành tứ đại mang ý nghĩa đặc biệt của Phật giáo. Tại Việt Nam, các Phật tử thường cử hành lễ vía Ngày đản sinh (tức ngày ra đời) vào 21/2 âm lịch và lễ vía Ngày thành đạo (ngày xuất gia) vào 23/4 âm lịch. Để hiểu về sự tích cuộc đời Phổ Hiền Bồ Tát và những giá trị nhân sinh mà Ngài hiện diện. Mời bạn đi sâu vào chi tiết trong những nội dung sau.

Bồ Tát Phổ Hiền đến từ đâu?

Theo sử sách Phật giáo, Ngài xuất thân là thái tử, tên là Năng Đà Nô, con của nhà vua Vô Chánh Niệm. Vốn tin vào phật pháp, nhà vua khuyên thái tử cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong 3 tháng. Hết kỳ hành lễ, một vị quan đại thần trong cung khuyên thái tử rằng: “Ngài đã có lòng làm việc công đức thì hãy hồi hướng mà cầu được thành Phật. Điều này sẽ ý nghĩa hơn là mong cầu phước báu trong nhân thế. Bởi dù có nhiều hằng hà châu báu hay đủ đầy sung túc thì thế gian này vẫn chỉ là cõi tạm, xoay vần trong vòng sinh tử”.

Thái tử nghe vậy liền ngẫm nghĩ rồi thưa với Phật Bảo Tạng về điều ngài mong nguyện, rằng xin được phát tâm bồ đề, tu hạnh bồ tát để giáo hóa mọi chúng sinh đều thành Phật đạo. Có được như thế, tất thảy chúng sinh sẽ được hưởng hết sự tốt đẹp, an nhiên, thoát khỏi những ưu phiền cõi tạm. 

Ngài trở thành Bồ Tát như thế nào?

Cảm kích trước lời phát nguyện của thái tử Năng Đà Nô. Đức Bảo Tạng Như Lai cho rằng thái tử đã có tâm rộng lớn, nghĩ đến vạn vật, không mưu cầu đắc lợi bản thân. Ngài phán rằng thái tử hãy tu Bồ tát đạo, dùng trí kim cang để phá nát những ưu tư, phiền lụy của chúng sinh, rồi đến thế giới bất huyền ở phương Đông mà thành Phật, ban cho hiệu là Phổ Hiền Như Lai. 

Đức Bảo Tạng vừa dứt lời, giữa hư không bỗng xuất hiện rất nhiều thiên tử ở tứ phương đem đến đủ thứ bông hoa đẹp. Thái tử Năng Đà Nô bèn tâu rằng, xin được mọi chúng sinh trong thế gian, không kể ở địa ngục hay cõi thiên đường đều được ngửi thấy mùi hương hoa mà thoát khổ và hưởng an lạc. Trong khi thái tử cúi đầu đáp lễ, hương hoa đã lan tỏa khắp mọi nhân gian trần thế, mọi loài chúng sinh hân hoan, tiêu tan phiền não. Thái tử thấy vậy lòng mừng vui khôn xiết, bèn đảnh lễ Phật rồi an tọa thân tâm nghe thuyết pháp. 

Từ sự tích đó, trong Phật giáo, kinh sách gọi Ngài là Phổ Hiền Bồ Tát. Bởi Ngài có lòng tu hành tinh tấn, cầu mong viên mãn, hóa thân giáo độ cho mọi chúng sinh. Nên Phật pháp dạy rằng hướng đến Ngài là hướng đến sự thanh tịnh, lan tỏa nhân ái đến cộng đồng.  

Ý nghĩa hình tượng của Phật Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền – Wikipedia tiếng Việt

Tượng Bồ Tát Phổ Hiền được người đời khắc họa

Chúng ta thường thấy Phật Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiện bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Văn Thù. Ngài đứng bên phải còn Văn Thù đứng bên trái. Hình tượng của Ngài là một vị Bồ Tát có vương miện và nhiều châu báu, cưỡi trên lưng voi trắng 6 ngà tượng trưng cho chiến thắng của 6 giác quan. Đây cũng là 6 nỗ lực của con người để hoàn thiện, mong ước đạt đến sự giác ngộ đầy đủ nhằm đem lại giá trị hữu ích cho chúng sinh. Trên tay Ngài cầm viên bảo châu, một số hình tượng khác còn khắc họa ngài cầm cuốn kinh hay Kim Cương Chử. 

Hình ảnh của Ngài đại diện cho lý trí và hạnh đạo; nhìn thấy Ngài là nhìn thấy hóa độ chúng sinh. Nhà Phật dạy rằng con người phải nhận ra tâm đức đó của Ngài. Đặc biệt là tránh xa những ảo vọng viển vông, dùng trí tuệ tìm về chân lý, vượt ra khỏi u mê để trở về giác ngộ, kiên nhẫn thiền định có được sự an vui trong chính tâm hồn. 

Thần chú Phổ Hiền Bồ Tát – Khai sáng tâm nguyện con người

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền | Viện Chuyên Tu

Thần chú của Ngài rất có hiệu lực, giúp con người khai sáng tâm can

Mọi Phật tử đều có thể dễ dàng tìm đọc và niệm nam mô Phổ Hiền Bồ Tát theo các thần chú có trong kinh Phật. Những lời niệm này mang khát vọng hóa giải, thức tỉnh, mong cầu hiểu rõ bản chất mọi việc. Khi niệm thần chú, dần dần Phật tử sẽ nhận thức được rằng sự hiểu biết của chúng ta chỉ là hữu hạn, mọi sự nhìn thấy trước mắt chỉ là một phần của sự việc. Đằng sau đó còn là tầng tầng lớp lớp mọi sự thiên biến mà ta vẫn chưa thấu đáo, tinh tường được tất cả. Bởi vậy mà những oán than, phiền não không thể nào dứt ra được. Việc nhận ra chân lý để từ đó có sự cải biến trong tâm hồn và nhận thức sẽ giúp con người hân hoan đón nhận cuộc sống đa màu. 

Trên các phương tiện truyền thông hiện nay cũng đăng tải nhiều thần chú Phổ Hiền Bồ Tát với các phiên bản tiếng Phạn, tiếng Việt… Tuy nhiên, tùy theo mục đích và khả năng của mỗi người để có thể niệm theo mỗi cách khác nhau. Chỉ cần một tâm nguyện trong sáng và mưu cầu đức độ là được. 

10 đại hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát

Hiện nay, chúng ta thường nghe nhiều đến cụm từ “hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền”. Đó được coi là những nấc thang để đạt đến sự tinh tấn, noi theo hạnh nguyện của Ngài để gạt bỏ đi mọi ích kỷ hẹp hòi trong hồn mình, tránh xa ảo vọng để trở về chân lý. 10 hạnh nguyện của Ngài bao gồm: 

  • Lễ kính chư Phật
  • Xưng tán Như Lai 
  • Quảng tu cúng dường
  • Sám hối nghiệp chướng
  • Tùy hỷ công đức
  • Thỉnh chuyển pháp luân
  • Thỉnh phật trụ thế
  • Thường tùy phật học
  • Hằng thuận chúng sinh
  • Phổ giai hồi hướng. 

Nếu Phật tử tuân chỉ học hành, tu tập theo 10 đại hạnh nguyện sẽ nhận được vô vàn giá trị lớn lao về tâm trí. Giá trị không chỉ cho riêng mình mà còn phát tán thành quả chư Phật đến muôn loài. Đó là ý nghĩa lớn lao, trường tồn theo thời gian mà giáo lý nhà Phật chỉ dạy cho những giải thoát bi ai của con người. 

Thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát về thờ như thế nào cho đúng? 

Cốt tủy những lời nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền

Thỉnh tượng Bồ Tát Phổ Hiền đúng sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp, may mắn, bình an

Cũng giống như việc thỉnh tượng các vị Phật khác. Khi thỉnh tượng Bồ Tát Phổ Hiền đòi hỏi Phật tử hiểu được rằng không phải ngẫu nhiên mà rước Ngài về thờ tự. Mọi sự phải xuất phát từ tâm, luôn hồi hướng, mong mỏi lĩnh hội trí tuệ và nhân tâm sáng ngời của Ngài. Thỉnh tượng thờ Ngài không phải để cầu may hóa rủi mà nhắc nhở bản thân sống ở hiền gặp lành, biết đúng sai phải trái, một lòng hướng thiện, giúp đời giúp người. Mặc dù không trừng phạt ai nhưng ánh sáng của Ngài dẫn lối con người đến sự lành lặn của tâm hồn, không nhơ bẩn với những mong cầu hèn mọn. 

Khi đã có tâm hồi hướng đến Ngài và nhận ra cơ duyên của bản thân, Phật tử cần chọn nơi thờ trang trọng nhất. Sau đó đặt tượng của Ngài một cách nhẹ nhàng, hàng ngày quét dọn, lau chùi sạch sẽ và niệm nam mô Phổ Hiền Bồ Tát, tập chay tịnh. Vào ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một âm lịch) sắm nhang đèn, hoa trái nghiêm trang cầu dâng, khấn vái. 

Thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát để thờ nghĩa là thông qua sự ngự trị của Ngài để luôn nhắc nhở bản thân hướng đến điều tốt đẹp. Đặc biệt là những giá trị chân ái trong cuộc sống, nếu thực hành theo 10 hạnh nguyện của Ngài. Khi kính trọng, tôn sùng Ngài và tu nhân tích đức mỗi ngày, ắt rằng cuộc sống của con người sẽ luôn vẹn tròn trong tâm khảm. 

Kết luận

Trong cõi Phật, Bồ Tát Phổ Hiền là vị bồ tát Đẳng giác, Ngài có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tuy nhiên, tùy theo mong cầu của chúng sinh mà chỉ lối đến con đường giác ngộ. Bởi lẽ đó, dù là ai, vướng bận điều gì, mỗi chúng ta đều có thể tu tập theo ánh sáng tâm đức của Ngài, làm tan biến mọi u uất sâu thẳm trong cõi tâm hồn để đạt đến sự thanh tịnh, an nhiên. 

 

Chat With Me on Zalo