Hiểu rõ về cuộc đời và hành trình giác ngộ của Phật Thích Ca là điều nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, để “thấu đạt” được những giáo lý của Ngài là cả một quá trình dài chúng ta phải dày công “chiêm nghiệm”. Bởi đó đều là những điều mang ý nghĩa sâu xa, nếu như áp dụng vào đời sống của chúng ta thì vô cùng quý giá và có thể hoàn thiện bản thân.

Phật Thích Ca – tấm gương lan tỏa sự giác ngộ cho tất cả chúng sinh

Phật Thích Ca luôn nhận được sự tôn thờ và là tấm gương sáng để các tín đồ học hỏi, noi theo. Mỗi một hành động, cử chỉ hoặc lời nói của Ngài đủ để chúng ta nhận ra được bài học chân quý trong cuộc đời này. Có thể nói Phật Thích Ca luôn lan tỏa mọi điều tốt đẹp và hướng con người tới một cuộc sống ý nghĩa, giác ngộ. 

phật thích ca

Phật Thích Ca – người có lòng vị tha và từ bi bắc ái 

Phật Thích Ca là ai?

Ngài là người được giáng sanh xuống cõi Ta Bà và đã cam chịu bao nỗi khổ đau, gian nan mới trở thành Phật. Sau khi giác ngộ Ngài đã sáng lập ra hội Phật giáo và có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay. Nhờ có Ngài mà chúng sinh khắp muôn nơi thoát khỏi mọi cảnh lầm than, bất hạnh và sự cùng cực bi ai, khổ ải của một kiếp sống con người. Do đó, các Phật tử luôn hướng tới Ngài với lòng thành kính, thể hiện sự cảm kích, biết ơn.

Sự tích về Phật Thích Ca

Xuất thân của Phật Thích Ca là thái tử Tất Đạt Đa. Ngài sinh ra và lớn lên ở một vương quốc nhỏ của triều đại lúc bấy giờ. Vốn là con nhà dòng dõi vương tôn, quý tộc với thân phận cao quý, thái tử Tất Đạt Đa được sống trong nhung gấm, lụa là châu báu, vợ đẹp con ngoan. Tuy nhiên, mọi thứ đó đối với Ngài không có nghĩa lý gì hết. Do đó thái tử đã tự giác ngộ và tìm ra chân lý cho bản thân mình bằng cách giải thoát các quy luật sinh tử luân hồi chuyển kiếp. 

Để giúp con người nơi trần gian sớm thoát khỏi mọi khổ đau, bệnh tật và những u uất thường ngày. Ngài đã truyền tải những triết lý khi giác ngộ được. Tất cả đều mang ý nghĩa sâu sắc, cho dù phải trải qua quãng thời gian dài như thế nào hay phải học bao nhiêu bài giảng về cuộc đời và giới luật đi chăng nữa cũng đều là giá trị to lớn cho tới ngày nay.

Ngài được sinh ra như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Vào một ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch và cũng là rằm tháng 4 âm lịch năm 623 tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) Ấn Độ. Ngày nay là nước Tích Lan (Nepal) ở gần chân núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) cách thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) khoảng 15 cây số (gần 10 dặm Anh), thái tử Tất Đạt Đa ra đời trong sự mừng vui của Hoàng hậu Ma Da (Maha Maya) và vua Tịnh Phạn (Suddhodana) cùng các vị quần thần. Thời bấy giờ cha của thái tử Tất Đạt Đa vốn là quý tộc Thích Ca (Sakya) họ Cù Đàm (Gotama) nên rất được mọi người coi trọng.

Thời còn nhỏ

Không giống như các thái tử khác được bao bọc trong sự thương yêu của người mẹ. Khi sinh ra mới chỉ có 7 ngày mẹ của Ngài đã băng hà và lên cõi trời Đâu Suất. Do đó, lúc còn nhỏ thái tử Tất Đạt Đa đã được vua cha giao cho người em gái ruột của mẹ mình là Ma Ha Bà Xà Ba Đề (Mahã Pajãpati) nuôi dưỡng chăm sóc và trở thành kế mẫu của Ngài.

Để biết được tướng số của thái tử Tất Đạt Đa ra sao, nhà vua đã cho mời một số đạo sĩ tới xem và đoán mệnh. Tất cả đều hết lòng khen ngợi thái tử vì Ngài có tới 32 tướng tốt, là điều hiếm có khó tìm. Theo như luận đoán của các đạo sĩ, nếu sau này thái tử Tất Đạt Đa được lên làm vua của một nước. Ngài sẽ là một vị hoàng đế hội tụ đầy đủ nhân đức, anh minh. Nếu xuất gia theo học đạo chắc chắn sẽ trở thành một đại vĩ nhân thuộc bậc đại thánh. Vì để mong muốn đạt được ước nguyện thái tử sau này sẽ lên làm vua, Tịnh Phạn đã đặt tên cho con trai trưởng của mình là Tất Đạt Đa.

Thời niên thiếu

Khi đến tuổi niên thiếu, thái tử Tất Đạt Đa có một diện mạo khôi ngô tuấn tú, tài năng hơn người, sức khỏe cường tráng, trí óc thông minh xuất chúng. Đặc biệt văn võ song toàn, tất cả các trai tráng trong vương tôn quý tộc đều không sánh bằng. Hơn nữa, thái tử còn rất thông minh, chỉ cần học một thời gian ngắn là tinh thông mọi thứ, kiến thức từ các thầy dạy chẳng mấy mà nắm rõ tường tận. Tuy tài, sức có hơn người nhưng thái tử không hề tỏ ra kiêu ngạo, khinh người hay coi thường ai. Ngược lại thái tử luôn có thái độ nhã nhặn, ôn hòa và yêu thương tất thảy cả người lẫn vật. 

Thành hôn

Thời gian thấm thoát thoi đưa, khi thái tử Tất Đạt Đa 16 tuổi đều đã chu toàn việc học và tập luyện. Với mong muốn để thái tử nối ngôi của mình, vua cha đã ép Ngài kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Đó là cô gái có đầy đủ phẩm chất tốt và xinh đẹp tuyệt trần. 

Ngoài ra, nhà vua còn chọn ra những mỹ nữ trẻ đẹp để hầu hạ thái tử. Ông còn xây cho Ngài một cung điện như cảnh thần tiên. Ở đó có ao hồ, vườn cây, hoa lá quanh năm xanh tươi, rực rỡ. Đời sống vương giả của thái tử đầy đủ mọi thứ gồm cả cao lương mĩ vị, đàn ca múa hát ngày đêm. Bên cạnh là người hầu, kẻ hạ, cuộc sống nhung lụa cùng vợ đẹp, con ngoan. 

thái tử thích ca mâu ni

Mặc dù cuộc sống sung sướng nhưng thái tử không màng lưu luyến 

Nhận rõ cảnh khổ

Mặc dù có tất cả những thứ mà bao người ao ước, nhưng thái tử Tất Đạt Đa vẫn thấy trong lòng nặng trĩu. Ngài một lòng mong muốn tìm hiểu cuộc sống thật sự của người dân để cảm nhận, thấu hiểu.

Một hôm, thái tử cầu xin vua cha cho người dẫn mình đi dạo ngoài thành ngắm cảnh. Ra tới cửa Đông, thái tử thấy một ông già đầu tóc bạc trắng, lưng còng, răng rụng lần từng bước đi vô cùng khó khăn, mệt nhọc. Tới cửa Nam, thái tử lại thấy có người nằm co quắp rệ đường kêu la đau đớn vì bị bệnh. Sang tới cửa Tây, thái tử chứng kiến một người nằm chết bên đường không được chôn cất, trông thật tang thương. 

Sau chuyến du ngoạn đó, thái tử thấu hiểu tận cùng nỗi khổ của người dân, những cảnh xa hoa nơi hoàng cung chỉ là ảo ảnh. Thái tử một lòng quyết tâm giải cứu chúng sinh thoát khỏi những điều Ngài đã tận mắt chứng kiến. Ngài tâu lên vua cha xin được đi học đạo, nhưng bị từ chối thẳng thừng, điều đó khiến thái tử rất buồn.

đức phật kết hôn

Quyết tâm xuất gia tìm đạo

Mặc dù nhiều lần bị vua cha ngăn cản việc học đạo. Nhưng thấy cảnh vật ở 4 cửa thành đã khiến thái tử một lòng quyết tâm và đi tìm con đường chân lý giải thoát cảnh khổ cứu độ chúng sinh. 

Nhân lúc đêm khuya mọi người đang say sưa ngủ, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi quyết tâm lặng lẽ rời khỏi cung thành sa hoa, tráng lệ. Sáng hôm sau, khi đã vượt qua sông Anoma (Neranjara), thái tử nghỉ chân ở một khu đất nhỏ dùng kiếm cạo râu, tóc và khoác vải vàng cam làm áo, tình nguyện sống đời tu sĩ, chấp nhận sự thiếu thốn vật chất. Chân không giày dép, đầu không mũ nón, dùng lá cây che nắng, chọn hang đá là nhà và sống một đời khất thực của người tu hành.

Sau một thời gian, thái tử tìm đến đạo sĩ Alarama Kalama để học đạo, nhưng vẫn không thỏa mãn những gì mình đã đạt được. Thái tử lại tìm đến đạo sĩ Uddaka Ramaputta để học. Cuối cùng thái tử vẫn chưa hài lòng những điều mà Ngài mong muốn. Ngài chưa thấy được chân lý, Niết Bàn tối thượng từ những vị đạo sĩ đã truyền đạt cho mình. Do đó, thái tử lại ra đi và tìm cách học đạo khác.

Tu khổ hạnh

Tu khổ hạnh

Chọn tu khổ hạnh để cứu giúp chúng sinh 

Sau một thời gian tìm kiếm mòn mỏi, thái tử đã gặp 4 người đạo sĩ và cùng nhau tu hành khổ hạnh với họ. Từ một thân hình cường tráng, khỏe mạnh sau hành trình tu khổ hạnh như uống chút ít nước, ăn vài hạt đậu, nhịn thở hoặc chỉ ăn rau cỏ để thiền….đã biến thái tử thành một người hốc hác, da bọc ngoài xương, hai mắt lồi lõm, đi đứng không vững, màu da sạm đen như da người đã chết.

Trong một thời gian dài tu khổ hạnh như vậy, thái tử ngày càng mệt mỏi, tinh thần suy giảm, cảm thấy cái chết như sắp gần kề mà chân lý thì chẳng thấy đâu. Thái tử quyết định từ bỏ việc tu khổ hạnh, lấy lại tinh thần để tìm ra chân lý.

Tu trung đạo

Đây là con đường lựa chọn tu đạo khi đã từ bỏ khổ hạnh. Thái tử bắt đầu đến một vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt – nơi có con sông trong vắt, mát rượi, cây cối xanh tốt để tự mình tu tập. 

Ngồi xuống gốc cây Bồ Đề, Ngài dùng cỏ làm nệm thiền và nguyện phải đạt được chân lý cho dù thịt nát xương tan cũng quyết trí không rời bỏ nơi này. Trải qua nhiều thử thách, gian nan về nội tâm, sau đó phải chống chọi với ngoại cảnh thiên ma dùng đủ mọi pháp tà để hạ sự kiên định của Ngài. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều không làm khó và cản trở khi thái tử thiền định. Với sự quyết tâm của mình, Ngài đã vượt qua tất cả mọi gian nan trong lúc tu thiền.

Trở thành đạo

Vào lúc 10h canh 2 đêm thứ 49, thái tử đã chứng “túc mệnh minh” rõ tất cả quá khứ ở nhiều đời trước. Ngài tiếp tục thiền định cho tới canh 3 nửa đêm đã chứng ” thiên nhãn minh” và thấy được tất cả bản thể về vũ trụ – quy luật khi thành lập cho tới lúc mất. Ngài vẫn tiếp tục hành thiền tam muội đến khoảng 2h sáng vào lúc canh tư thì chứng ” luận tận minh” và thấu rõ mọi nguồn gốc của sự đau khổ cũng như con đường đạo quả viên mãn. Thái tử tự biết mình đã được giải thoát và không còn tái sinh được nữa, hành trình tu tập thành công. Lúc này, thái tử từ từ mở mắt và thấy sao Mai rực rỡ, hốt nhiên ” toàn ngộ”. Ngài thấu rõ chân lý vũ trụ, thần thông quảng đại và đạt đạo vô thường trở thành bậc ” chính đẳng chính giác”. Từ đó, Ngài được tôn làm bậc toàn giác, Như Lai và có danh hiệu là Phật Thích Ca.

Một số nơi thờ Phật Thích Ca

Hiện nay hầu như các đền, chùa, hoặc tại gia đều thờ phụng Ngài. Do đó, bạn có thể bắt gặp hình ảnh về Phật Thích Ca khi đặt chân tới những nơi này.

Nơi thờ phật thích ca

Phật Thích Ca được thờ phụng ở một số nơi quan trọng 

Những điều lưu ý khi thờ Phật Thích Ca

Một số lưu ý quan trọng khi thờ cúng tượng Phật Thích Ca:

  • Nên đặt ở những vị trí hướng cửa chính.
  • Thờ phụng ở không gian riêng, ít người qua lại.
  • Lau chùi thường xuyên bằng nước sạch, nước hoa hoặc rượu. Dùng khăn và chậu sạch để đảm bảo không bị ô uế.
  • Luôn để ánh sáng vừa đủ để thu hút năng lượng. Hương thắp phải mới và hoa quả luôn tươi ngon.
  • Nếu tượng cũ và mờ có thể làm mới bằng cách sơn lại.

Vậy là qua những điều chúng tôi chia sẻ, bạn cũng cảm nhận được đời sống và hành trình tu tập của Phật Thích Ca ra sao. Đó chính là bài học mang nhiều ý nghĩa, đồng thời cũng là phương tiện hữu ích để những kẻ cơ sơ như chúng ta trân trọng. Từ đó, một lòng phát tâm Bồ Đề rộng lớn tích cực tu hành khi bước vào con đường đạo Phật dù có gian lao. Đó mới xứng đáng là “chân chánh của người Phật tử”.

Chat With Me on Zalo