Nghệ thuật làm tranh trúc chỉ đã trở thành biểu tượng văn hoá đặc sắc trong truyền thống cao đẹp của người Việt Nam. Mang tinh hoa dân tộc vào quy trình chế tác, nghệ thuật trúc chỉ đã làm nên những dấu ấn đầy tự hào của người Việt trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì trúc chỉ là vẻ đẹp truyền thống, cũng là cả hành trình vất vả gian nan để vươn mình đến những giá trị “độc bản” đích thực.
Tranh trúc chỉ trong văn hóa Việt Nam
Nghệ thuật giản đơn từ những nguyên liệu tự nhiên
Trong mắt bạn bè quốc tế, trúc chỉ không đơn thuần là “bamboo paper”, đó là một biểu tượng cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre trúc tượng trưng cho truyền thống bất khuất, kiên trung bao đời của người Việt. Mang vẻ đẹp kiên cường vào trong tác phẩm. Tác giả đã tận dụng thêm nhiều nguyên liệu tự nhiên như: gỗ nứa, dâu, ngô,….nhằm truyền tải cảm xúc đến mọi người một cách chân thực, ấn tượng nhất.
Vẻ đẹp độc đáo của Trúc chỉ đến từ sự tinh xảo, linh hoạt trong chất liệu xơ sợi tự nhiên. Mỗi chất liệu lại mang đến một hiệu ứng ánh sáng với màu sắc khác nhau tạo nên bức tranh trúc chỉ đầy sinh khí. Hiệu ứng đậm nhạt đan xen cùng ánh sáng huyền ảo chính là yếu tố giúp tác phẩm trúc chỉ trở nên hấp dẫn và truyền cảm hơn với người nhìn.
“Hết cơn bĩ cực, đến kỳ thái lai” có lẽ sẽ là câu nói chân thực nhất về quy trình làm tranh trúc chỉ. Từ những chất liệu tự nhiên mộc mạc, mỗi tác phẩm phải trải qua quy trình chế tác vô cùng khắt khe trước khi vươn mình khoe trọn vẻ đẹp cao quý.
Sự khác biệt của dòng tranh trúc chỉ
Sản phẩm Việt mang giá trị truyền thống dân tộc
Dạo một vòng quanh quốc gia Châu Á, mọi người đều được chiêm ngưỡng những mẫu giấy đặc trưng của các dân tộc. Nếu người Nhật Bản có giấy Washi trứ danh, thì Hàn Quốc lại gây ấn tượng với mẫu giấy Hanji độc đáo. Mọi người cũng có thể nhớ mãi giấy xuyến chỉ Nạp Tây và giấy Sa ở đất Lào nắng gió. Nhưng chính tại Việt Nam, mẫu giấy dó, giấy điệp cũng sẽ làm say lòng bao tín đồ nghệ thuật.
Cho dù các loại giấy đó có cầu kỳ, tinh xảo đến mấy vẫn phải chịu thân phận làm nền cho các thao tác sáng tạo khác. Chính vì vậy, tranh trúc chỉ ra đời mang theo ý niệm thoát xác, vươn mình trở thành một bản thể độc nhất. Trúc chỉ không đơn thuần là chất liệu chế tác, mà đã trở thành tác phẩm nghệ thuật thấm đượm giá trị truyền thống cao đẹp.
Ý nghĩa tranh trúc chỉ trong văn hoá Việt
Khi sáng tạo nên cách làm tranh trúc chỉ, hoạ sĩ Phan Hải Bằng luôn khát khao đem đến một loại hình nghệ thuật đặc trưng cho văn hoá Việt Nam. Bằng tình yêu dân tộc sâu sắc, anh mong muốn khi nhắc đến Huế và Việt Nam. Mọi người không chỉ nhớ đến nón lá, áo dài, giấy điệp, mà còn có tranh Trúc chỉ độc đáo.
Trải qua quy trình chế tác gian nan, tranh trúc chỉ chính là biểu tượng cao quý của mỗi con người Việt Nam: Anh hùng, bất khuất, thật thà, trung hậu. Bên cạnh đó, dòng tranh trúc chỉ còn thể hệ đức tin vào tín ngưỡng tâm linh, mang tài lộc, sức khoẻ đến cho gia đình. Không chỉ vậy, mỗi bức tranh tượng trưng cho nguồn năng lực tích cực, giữ tinh thần mọi người luôn lạc quan trước mọi khó khăn sóng gió.
Ứng dụng tranh trúc chỉ trong đời sống
Với hoạ tiết tinh xảo cùng hiệu ứng ánh sáng sinh động, nghệ thuật làm tranh trúc chỉ ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Vẻ đẹp độc đáo của tranh trúc chỉ có thể biến đổi linh hoạt trong nhiều lĩnh vực liên quan đến kiến trúc, nội thất nhà ở. Bên cạnh đó, tranh trúc chỉ còn được ứng dụng trong các công trình kiến trúc tâm linh như phòng thờ tại gia và đền chùa.
Một số dòng tranh trúc chỉ kỳ công và ấn tượng
Tranh thờ, tranh chân dung, tranh trang trí nội thất đều được làm từ những nguyên liệu mộc mạc, giản đơn
Là thành quả của quá trình chế tác kỳ công, tranh trúc chỉ hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng và hiệu ứng thẩm mỹ. Chính vì vậy, tranh trúc chỉ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay với nhiều tác phẩm sáng tạo, hút mắt.
Tranh thờ trúc chỉ đẹp
Với khát khao lan tỏa nghệ thuật dân tộc, tranh trúc chỉ đã được hoạ sĩ biến tấu phù hợp với không gian thờ tự linh thiêng. Để tôn vinh vẻ đẹp văn hoá tín ngưỡng, những hình ảnh tôn quý của Phật giáo đều được tái hiện chân thực trong dòng tranh thờ trúc chỉ. Với mọi người, tranh trúc chỉ bàn thờ không đơn giản là trang trí, mà còn mang đến bình an và tài lộc cho gia đình.
Tranh trúc chỉ chân dung
Tranh trúc chỉ chân dung là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật trúc chỉ với kỹ thuật vẽ tranh truyền thần. Bằng hiệu ứng ánh sáng sinh động, trúc chỉ đã mang đến sự phá cách độc đáo cho các tác phẩm chân dung truyền thần sống động. Ngoài tính năng trưng bày, gia đình có thể sử dụng tranh trúc chỉ chân dung thay di ảnh bàn thờ giúp không gian thêm trang trọng.
Tranh trúc chỉ trang trí nội thất
Với hiệu ứng ánh sáng ấm cúng, tranh trúc chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian gia đình Việt. Sự đẳng cấp mà mỗi bức tranh mang lại chính là lý do giúp trúc chỉ đạt được vị thế vững chắc trong lĩnh vực nội thất nhà ở hiện nay. Không chỉ vậy, tranh trúc chỉ trang trí ngày càng được cải tiến đa dạng, cung cấp thêm nhiều lựa chọn phù hợp với thiết kế và không gian nhà ở. Sử dụng trúc chỉ trang trí sẽ không chỉ tạo hiệu quả thẩm mỹ tinh tế, mà còn thu hút thêm tài vượng cho gia chủ trong cuộc sống và công việc.
Xem thêm: Tranh Trúc Chỉ Phòng Khách
Bên cạnh đó, mọi người có thể chiêm ngưỡng thêm nhiều tác phẩm đặc sắc như tranh trúc chỉ thư pháp, tranh trúc chỉ trưng bày triển lãm và tranh trúc chỉ hoa Sen chữ Phạn. Dù được biến tấu phá cách nhưng mỗi vật phẩm vẫn luôn giữ trọn những giá trị nghệ thuật thuần túy nhất.
Quy trình làm tranh trúc chỉ thủ công
Hiện nay, cách làm tranh trúc chỉ có 2 công đoạn vô cùng quan trọng, đó là: làm giấy thủ công và khắc hoạ bút nước. Tuy nhiên, để mang đến cái nhìn gần gũi nhất cho người đọc, quá trình chế tác sẽ được thể hiện chi tiết qua 4 bước sau đây.
Bước 1: Chọn lọc nguyên liệu tự nhiên để làm tranh trúc chỉ
Bên cạnh nguyên liệu chính là tre, hoạ sĩ trúc chỉ có thể chọn thêm nhiều chất liệu tự nhiên khác cho tác phẩm của mình như: dừa, ngô, cỏ, bèo, mía, dâu,…Vì có nguồn gốc tự nhiên nên thành phẩm chế tác rất bền đẹp, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, chất liệu nào cũng phải được chọn lọc tỉ mỉ, cẩn thận. Mỗi sợi xơ tre, xơ dừa,.. phải đảm bảo sự dẻo dai, bền chắc, giúp làm nên tác phẩm trúc chỉ ấn tượng nhất.
Chọn nguyên liệu là bước làm tranh trúc chỉ được các nghệ nhân cẩn thận, tỉ mỉ
Bước 2: Nấu nguyên liệu chế tác
Ở bước này, người hoạ sĩ sẽ đem nguyên liệu đã rửa sạch đi ngâm qua đêm. Việc này giúp chất xơ trở nên mềm và dai hơn. Sau khi kết thúc, thợ chế tác sẽ đem toàn bộ nguyên liệu đã ngâm đi nấu chín trong suốt 12 tiếng. Trong quãng thời gian này, nghệ nhân trúc chỉ phải đảm bảo mực nước trong nồi cùng độ to của lửa luôn ổn định, giúp quá trình xeo giấy dễ dàng hơn.
Xem thêm: Quy trình tạo tác 1 tác phẩm Trúc Chỉ độc bản
Bước 3: Nghiền nguyên liệu thành bột mịn
Trải qua 12 tiếng nấu chín, tất cả nguyên liệu đều đã đạt tới độ mềm tiêu chuẩn. Lúc này, người chế tác sẽ đem nguyên liệu đi phơi khô để chuẩn bị cho quá trình xay giấy. Giấy trúc chỉ sau khi xay mịn sẽ được đổ vào khuôn và ép nước, tạo lớp nền phẳng mịn giúp thao tác khắc hoạ tiến hành thuận lợi hơn.
Bước 4: Hoàn thiện quá trình làm tranh trúc chỉ
Trên nền giấy ướt mới xeo, hoạ sĩ bắt đầu điều khiển bút nước khắc họa những đường nét đầu tiên. Dưới sự điều khiển linh hoạt của áp lực nước, từng hoạ tiết chìm nổi dần hiện lên đầy công phu, sắc nét. Với kinh nghiệm lâu năm trong làng nghề trúc chỉ. Các hoạ sĩ đã khéo léo kết hợp hiệu ứng ánh sáng sinh động cùng kỹ thuật đồ hoạ điêu luyện để làm nên tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Mỗi tác phẩm trúc chỉ chính là “trái ngọt” sau cả một hành trình dài nghiên cứu, chế tác kỳ công. Đó không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà là toàn bộ tâm tư và tình cảm của những người con đất Việt với tình yêu dân tộc, quê hương. Tranh trúc chỉ là một kiệt tác và cũng là biểu tượng kiên trung của một dân tộc Việt Nam độc lập, quật cường. Vì thế việc làm tranh trúc chỉ vẫn luôn được các hoạ sĩ gìn giữ và trao lại cho những người có đam mê.
Xem thêm: Tranh Trúc Chỉ Phòng Thờ