Lời Phật dạy về chữ Tâm luôn mang hàm ý sâu sắc, giống như kim chỉ nam giúp chúng sinh đi đúng đường lối để có một cuộc đời ý nghĩa hơn. Theo như lời Phật dạy thì mỗi chúng ta cần phải tu tâm dưỡng tính, tinh thần sống tích cực, làm nhiều điều tốt lành và quan trọng là tâm phải vững vàng. Vậy chữ Tâm là gì? Ý nghĩa của chữ Tâm ra sao? Lời Phật dạy về chữ Tâm cụ thể như thế nào? Mời bạn đi vào chi tiết trong bài viết của chúng tôi.

Chữ Tâm là gì? Ý nghĩa của chữ Tâm 

chu-tam

Chữ Tâm – mang hàm ý sâu xa để chúng ta luôn phải suy ngẫm

Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, chữ “Tâm” đã trở nên rất đỗi bình dị, thân thương mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khi nói đến chữ “Tâm” là chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến trái tim, lòng dạ và lương tâm của con người. Mỗi một việc làm của chúng ta nếu xuất phát từ cái tâm thiện lành thì sẽ có hành động đúng đạo lý. Tuy nhiên, nếu tâm không lành sẽ sinh ra tà ý, từ đó làm nhiều điều sai trái.

Ngoài ra, chữ “Tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân dưỡng tính và sống tích đức làm nhiều điều tốt lành. Nếu như “Tâm” lệch, có sự đố kỵ thì cuộc sống đảo lộn, bất an. Khi “Tâm” đã ghen ghét, tham lam thì cuộc sống chỉ có hận thù, dối trá. 

Vậy nên, chúng ta hãy đặt “Tâm” của mình lên ngực để lan tỏa yêu thương, hãy đặt lên tay để giúp đỡ người khác và hãy đặt lên mắt để thấy được nỗi khổ tha nhân. Đặc biệt là đặt “Tâm” vào chân để may mắn đến với người cùng khổ, đặt lên miệng để nói lời an ủi với người đáng thương và đặt lên tai để nghe lời góp ý. Sau cùng là đặt “Tâm” lên vai để chịu trách nhiệm về những hành động, lời nói, việc làm.

Lời Phật dạy về chữ Tâm

loi-phat-day-ve-chu-tam

Phật dạy chữ Tâm – nghe để ngẫm, thấm rất sâu

Đức Phật từng dạy: “tất cả chúng sinh đều có đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. Đó là câu nói được trích trong Kinh Đại bát Niết Bàn mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Hiểu theo cách đơn giản là tất cả mọi người đều có bản tâm trong sáng, thuần khiết. Tuy nhiên, khi bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối nên tâm mới bị dao động thành ra bất an, điên đảo. Từ đó tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.

Lời Phật dạy về chữ Tâm rằng: “Một khi chỉ cần thoáng tâm sân hận khởi lên, nếu không kiềm chế loại bỏ hoặc khắc phục thì ngay lập tức muôn ngàn đau khổ, chướng ngại sẽ nối tiếp theo”. Theo như quan điểm của nhà Phật, Tâm của con người không tồn tại dưới dạng vật chất. Vì thế chúng ta không thể nắm bắt được Tâm. Tuy nhiên, nếu không có Tâm, con người sẽ được coi là vật vô tri, vô giác, sống không còn ý nghĩa ở đời. Hiện nay, các Tâm trong Phật là: Tập, khởi Tâm, tư lượng Tâm, Liễu biệt Tâm, Kiên thực Tâm, Tinh yếu Tâm, Nhục đoàn Tâm. Theo lời Đức Phật, mọi chuyện trên thế gian này dù đúng, sai hay tốt, xấu hoặc lành, dữ thế nào đều do vọng tâm của con người tạo ra. Vì thế sự cảm thị của Tâm sẽ tùy thuộc vào mỗi người, không ai giống nhau.

Đức Phật còn dạy: “ “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề Niết bàn là chân tâm”. Câu này được hiểu là mỗi ngày chúng ta nên sống trong vọng tâm, có lúc vui vẻ/buồn rầu, yêu/ghét, khen/chê, ca ngợi/phê phán. Cho nên bản tâm thanh tịnh hay chân tâm thường là tâm hằng đều luôn hiện hữu trong mỗi con người chúng ta.

Ngoài ra, Đức Phật còn dạy là: “Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề” – câu này được trích trong  Kinh Đại Tập. Nếu như hiểu rõ ngụ ý của lời Phật dạy về chữ Tâm sẽ giúp chúng ta thức tỉnh, gieo tâm tốt để nhận quả ngọt. Từ đó, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và hạnh phúc hơn. 

Lời Phật dạy về chữ Tâm – ngẫm sâu – thấm lâu

Sau khi hiểu thế nào là chữ Tâm và lời Phật dạy, chúng ta cần phải ngẫm nghĩ thật kỹ để thấm thía ý nghĩa ngụ ý của Ngài. 

Nhất thiết duy tâm tạo

chu-tamChữ Tâm trong Kinh Nghiêm HoaTrong Kinh Nghiêm Hoa từng viết “nhất thiết duy tâm tạo”, nghĩa là mọi việc đều do tâm sinh ra. Hiểu theo cách đơn giản, Tâm là thứ điều khiển nảy sinh thiện ác ở đời. Tâm khiến bạn là người lương thiện hay kẻ xấu xa. Khi Tâm tốt sẽ tạo ra thiện hạnh, nghiệp tốt, hướng con người vào con đường chính đạo. Nếu Tâm xấu thúc đẩy tham, sân, si, tạo ra tội lỗi ở đời. Từ trong tâm sẽ dẫn dắt hành động, từ đó tạo ra nhân quả chúng ta phải nhận.

Phật dạy về chữ Tâm là mong con người sống có tâm, đức luôn hướng tới những điều thiện lành. Nếu chẳng may rơi vào vào vòng xoáy oan trái sẽ biết đường quay đầu, sám hối, cải nghiệp tốt hơn. Đó gọi là Tâm sinh tính, sinh tướng, tâm tốt thì mọi điều đều vẹn tròn.

Tùy tâm biểu hiện

chu-tam-trong-kinh-phat

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết “tùy tâm biểu hiện”, có nghĩa là mọi việc thiện ác ở đời đều do chữ tâm biểu hiện ra. Nếu chúng ta có hành động xấu, tính bạo lực, gây thù địch, dối trá thì tâm không sáng. Tuy nhiên, nếu là người nho nhã, lịch sự, thật thà sẽ là biểu hiện của tấm lòng tốt đẹp.

Vì thế, không phải tâm tốt mà biểu hiện ra xấu xa, càng không có trường hợp tâm xấu mà hành động lại đẹp. Suy cho cùng Tâm và biểu hiện là sự nhất quán, có tính tương đồng, tương thông với nhau. Do đó, chúng ta có thể thông qua hành động của 1 người để thấy tâm của người ấy ra sao. 

Tam giới tận tâm, tức thị Niết Bàn

Trong Kinh A Hàm có ghi “tam giới tận tâm, tức thị niết bàn”, mang hàm ý là chỉ khi nào tâm sạch ba cõi. Đặc biệt không còn tham, sân, si, hận thì mới thấy được Niết Bàn – cõi cực lạc tiên cảnh. Khi lòng tham nổi lên có thể khiến con người làm ra những chuyện xấu xa. Ngoài ra, lòng tham vô đáy, không có điểm dừng, khi đã đạt được cái này lại muốn cái kia. Nên con người lúc nào cũng cảm thấy vất vả, bôn ba vì những thứ chưa thực sự có ý nghĩa. 

Hơn nữa, một khi lòng sân hận nổi lên. Con người sẽ chìm trong sắc giới, sinh sự bất mãn, tự làm khổ mình. Dù không tham lam, nhưng nếu có sân, si thì không thể hết khổ, hết buồn, dễ đố kị, ghen tị mà làm việc ác. Nghiêm trọng hơn là khi lòng sân si nổi lên, sự ngu dốt u mê tăm tối, không thấy đúng sai, không màng phải trái, không có tâm dẫn đường sẽ dễ mê lầm, lạc lối.

Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai

Như bạn đã biết, một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên. Nếu chúng ta không tự kiềm chế, khắc phục thì trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại sẽ nối tiếp theo sau. Vì vậy, nếu muốn có cuộc sống tươi đẹp, an yên hãy sống tốt và thật có tâm.

Nếu hiểu và thấm thía những lời Phật dạy về chữ Tâm sẽ giúp chúng ta thức tỉnh trong cuộc đời này. Khi bạn giữ gìn một tâm hồn đẹp, chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên bình dị, đơn giản, nhẹ nhàng. Khi mang Tâm xấu thì dù có sống trong nhung gấm, lụa là, châu báu, giàu sang cũng chẳng bao giờ được hạnh phúc, yên vui. Do vậy, mỗi người trong số chúng ta cần giữ cho mình cái “Tâm” trong sáng và thiện lành bạn nhé.

Chat With Me on Zalo