Lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tôn giáo thế giới. Đồng thời còn là sự kiện trọng đại mang nhiều ý nghĩa đặc biệt với các Phật tử, tăng ni cùng các tín đồ trong và ngoài nước. Để biết rõ hơn về Lễ Phật Đản được diễn ra vào ngày nào, có ý nghĩa ra sao và nên làm gì trong ngày trọng đại này. Hãy xem ngay những nội dung chính trong bài viết của chúng tôi.

Lễ Phật Đản – lễ hội văn hóa, tôn giáo thế giới

Lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa tâm linh lớn nhất của Phật tử hiện nay. Đây chính là ngày kỷ niệm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sinh ra ở thế kỷ 17 TCN trong hình hài của một người có vị trí đặc biệt. 

Lễ Phật Đản là ngày nào?

le-phat-dan

Lễ hội văn hóa, tôn giáo thế giới hàng năm

Theo như lời Đại đức Thích Minh Phú – trụ trì chùa Tường Nguyên tại TPHCM nói. Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật xuất hiện ở cõi Ta Bà. Vì thế, các Quốc gia theo truyền thống Bắc Tông như: Việt Nam, Nhật Bản, Hà Quốc và Trung Quốc sẽ tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8.4 AL, đúng ngày sinh của Ngài.

Tuy nhiên, các Quốc gia theo truyền thống Nam Tông lại khác. Họ sẽ tổ chức ngày đại lễ này vào ngày 15.4 AL. Thế nhưng ở Đại Hội Phật giáo thế giới đã tổ chức Lễ Phật Đản đầu tiên vào ngày 8.4.1950. Do đó, 26 phái đoàn Phật giáo và các Phật tử đã thống nhất chọn ngày 8.4 hàng năm làm ngày Phật Đản Quốc tế. Vì thế, cứ mỗi năm khi tháng 4 đến, nước ta và các Quốc gia lại bắt đầu chuẩn bị tổ chức kỷ niệm ngày Phật Đản – Vesak với tâm niệm cúng dường Đức Phật và cầu nguyện một thế giới hòa bình, tất cả chúng sinh an lạc.

Ý nghĩa của lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản được tổ chức không chỉ để tôn vinh Đức Phật, mà còn là cơ hội để các Phật tử có dịp ôn lại cuộc đời và những lời dạy của Ngài. Từ đó, mỗi người trong chúng ta sẽ nhận ra những điều tốt đẹp, sự giác ngộ, giải thoát. 

Ngoài mang ý nghĩa tưởng nhớ ngày sinh và tôn vinh Đức Phật. Lễ Phật Đản còn là dịp nhắc nhở đệ tử của Ngài phải luôn nỗ lực tu tập, buông bỏ, trở về chính mình, tìm thấy chân tâm tự tánh, bản lai diện mục.

Hiện nay, ở Việt Nam lễ Phật Đản tại các tự viện thường được tổ chức trang nghiêm theo như nghi thức Phật giáo. Tuy nhiên, tùy theo hệ phái nên nghi thức thực hiện có phần khác biệt. Nhưng tương đồng và giống nhau nhất vẫn là nghi thức thiêng liêng, đó là Mộc dục – tắm Phật. Nghi thức này được tái hiện lại hình ảnh chư thiên tắm mát Đức Phật, lúc Ngài vừa đản sanh như trong truyền thuyết. Nghi lễ Mộc dục như một thông điệp rất có ý nghĩa, đó là hãy dùng dòng nước thanh lương gột rửa thân tâm. Đồng thời tẩy trừ phiền não, hướng đến ba nghiệp Thân – Khẩu – Ý.

le-phat-dan

Ngày lễ trọng đại trong Phật giáo được cả thế giới hướng tới

Một số nghi thức cần làm trong ngày lễ Phật Đản

Đối với các Phật tử thì đây là một đại lễ rất lớn. Vì thế cứ vào gần đến ngày này là các Phật tử sẽ chuẩn bị tổ trang hoàng cùng nhiều hoạt động nổi bật. Cụ thể như: lễ diễu hành, thả hoa đăng trên sông, mở các buổi thuyết giảng đạo Phật, trưng bày lồng đèn…v.v.

Tuy nhiên, nghi thức chính trong đại lễ Phật Đản chính vẫn là Tắm Phật. Đây là nghi thức quan trọng mang nhiều ý nghĩa thể hiện tấm lòng tưởng nhớ đến ngày Đức Phật ra đời. Đồng thời đây cũng là cách để chúng ta thanh lọc tâm hồn, hướng đến những điều tốt đẹp, bình an.

Ngày lễ Phật Đản nên làm gì?

Lễ Phật Đản là một ngày trọng đại đối với các Phật tử, tăng ni và những người theo Phật giáo. Vì thế, ngoài việc chuẩn bị chu tất mọi thứ thì các Phật tử còn phải thực hiện một số điều nên làm để thể hiện sự tôn kính với Đức Phật. Nếu không muốn sai sót vào ngày lễ trọng đại này, bạn có thể tham khảo một số việc nên làm trong ngày lễ Phật Đản nhé.

Ăn chay niệm Phật

an-chay-trong-le-phat-dan

Các Phật tử khắp nơi thực hiện việc ăn chay niệm Phật trong ngày Phật Đản

Đây là một trong những việc quan trọng nên làm trong ngày lễ Phật Đản. Ăn chay, niệm Phật, không làm điều xấu xa, tàn ác sẽ giúp tâm cho tâm thanh tịnh. Đặc biệt, ăn chay niệm Phật trong những ngày lễ trọng đại của Phật giáo cũng là cách để các Phật tử tu tâm tích đức cho mình, gia đình, người thân và con cháu sau nhiều đời khác. 

Lau dọn bàn thờ sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa

Đối với các Phật tử tại gia việc lau dọn bàn thờ và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là bước quan trọng cần thiết. Đây cũng là cách để các Phật tử thể hiện tấm lòng thành kính của mình với Đức Phật Thích Ca. Ý nghĩa của việc lau dọn bàn thờ và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giống như Phật tử tại gia đã lột rửa những thứ xấu xa. Từ đó mọi người trong nhà sẽ cảm thấy thanh thản và có phần tịnh tâm hơn.

Đi chùa nghe giảng đạo, phụ giúp làm công quả

Thường thì vào những ngày quan trọng này, các Phật tử nên đi chùa để nghe giảng đạo Phật. Từ đó giúp tâm an lành, cảm thấy lòng được thanh tịnh. Ngoài ra, đi chùa nghe giảng đạo trong ngày Phật Đản cũng là cách để các Phật tử ngẫm lại những việc chưa tốt của mình. Khắc phục bằng cách sửa chữa và làm việc tốt nhiều hơn. Đặc biệt nếu phụ giúp nhà chùa làm công quả như chuẩn bị lễ vật và một số việc làm khác cũng là cách thành tâm tôn kính Đức Phật của các Phật tử.

Phóng sinh

Phóng sinh là một hành động thể hiện lòng tốt của người Phật tử. Trong ngày đại lễ Phật Đản, Phật tử có thể phóng sinh các loài sinh vật nhỏ bé, trả về đúng nơi vốn thuộc về chúng. Nếu là Chim, các Phật tử có thể thả lên Trời để chúng tự do bay đi. Đối với những con vật dưới nước như: Tôm, Cua, Ốc, Cá….các Phật tử hãy thả chúng xuống ao, hồ, sông, suối….nơi có nguồn nước sạch trong. 

Đây là việc làm tốt thể hiện thông điệp mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đặc biệt đó cũng là cách làm giảm bớt sự sát sanh, giúp các Phật tử tích nhiều công đức, sống một cuộc đời an lạc hơn. Hiện nay, phóng sinh không chỉ dành cho ngày lễ Phật Đản, mà ngay cả những ngày thường, lễ Tết, mùng 1, ngày rằm hay các ngày đại lễ của Phật giáo cũng được rất nhiều Phật tử thực hiện.

Làm việc thiện

Là một việc làm không chỉ mang tính nhân văn mà còn giúp chính bản thân mình được thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Làm việc thiện, giúp các mảnh đời khó khăn, bất hạnh hơn mình cũng là cách “cho đi để nhận lại”. Khi cho đi tình thương với những cuộc đời khốn khó, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự lan tỏa yêu thương. Từ đó, bạn sẽ thấy cuộc đời này đáng sống và cảm nhận có ý nghĩa hơn. 

Ngày lễ Phật Đản nên kiêng gì?

Ngoài những điều nên làm trong ngày lễ Phật Đản. Bạn cũng nên hạn chế một số việc không nên làm để thể hiện sự tôn kính với Đức Phật. Vì chùa là nơi thờ cúng các vị Phật cùng nhiều chư vị tôn thần, nên rất linh thiêng. Do đó, khi đến chùa, các Phật tử không nên nói quá to, lớn tiếng mắng chửi hay ăn nói thô tục, chạy nhảy lung tung làm náo loạn chốn thờ cúng. 

Trong ngày lễ Phật Đản, không nên tự ý chụp ảnh, quay phim tượng Phật và tạo dáng không lịch sự trang nghiêm, vì đó là điều tối kỵ. Ngoài ra, khi khấn vái cần phải đứng thẳng hoặc chéo sang một bên. Tuyệt đối không nên cong người, vẹo vọ, uốn éo làm mất thẩm mỹ của nơi cửa Phật.

Như bạn đã biết, lễ Phật Đản là ngày đặc biệt quan trọng với tất cả mọi người trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời cũng là ngày chúng ta được thực hiện các nghi lễ quan trọng chỉ duy nhất “1 năm 1 lần”. Do đó, việc giữ phẩm hạnh của một Phật tử trong ngày đại lễ là điều cần thiết thể hiện sự tôn kính Đức Phật. Vì thế, hãy trân trọng và biết ơn cuộc sống này đã cho bạn có duyên với Phật pháp, biết tới ngày lễ trọng đại được cả thế giới hướng tới.

Chat With Me on Zalo