Trong Phật giáo Đại thừa, Kinh A Di Đà khá là quan trọng. Những người theo trường phái Tịnh độ luôn có lòng tin khi tụng niệm kinh A Di Đà. Bởi họ cho rằng, khi tụng kinh A Di Đà sẽ giúp con người đến với thế giới Tịnh Độ. Nơi đó không có khổ đau, sinh, lão, bệnh, tử mà chỉ là niềm vui, an lạc. 

Kinh A Di Đà – Tất cả sẽ được giải thoát, nếu có lòng tin

Là một trong những bộ kinh Đại thừa được nhiều người tụng niệm. Kinh A Di Đà mang ý nghĩa vô cùng lớn lao giúp con người sớm thoát khổ đau để đến với nơi an lạc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có người thắc mắc, kinh A Di Đà là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Cách tụng niệm như thế nào và làm sao để thấu hiểu? 

Nhằm giúp những người mới học đạo hiểu hơn về kinh A Di Đà và cũng là để cập nhập thông tin mới nhằm hỗ trợ các Phật tử có thêm sự tự tin khi trì, tụng kinh. Chúng tôi sẽ đi vào những nội dung chính xoay quanh kinh A Di Đà.

Kinh A Di Đà là gì?

kinh-a-di-da

Kinh A Di Đà là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại Thừa

Kinh A Di Đà còn được gọi là kinh Thế giới Cực Lạc. Bộ kinh nói về một nơi không có buồn phiền, sợ hãi và khổ đau. Hiện nay, kinh A Di Đà được truyền/tụng mỗi ngày, vì thế rất phổ biến và quen thuộc với các Phật tử ở khắp mọi nơi. 

Kinh A Di Đà có nguồn gốc ra sao?

Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại Thừa và được ra đời vào thời kỳ phát triển Đại Thừa Phật giáo. Theo tiếng Phạn, kinh A Di Đà có tên là Amitabha và khá quan trọng trong Tịnh Độ Tông. Nội dung của kinh chủ yếu giới thiệu về Cõi Tây Phương Cực Lạc – trong tiếng Phạn là Sukhavati – một vùng đất thanh tịnh của Phật A Di Đà ( tiếng Phạn là Amitabha Buddha).

Từ trước tới nay, kinh A Di Đà luôn có tầm ảnh hưởng rất lớn trong Phật giáo Đông Á. Đặc biệt là các nước như: Việt Nam, Hàn và Trung. Cuốn kinh này được dịch từ tiếng Phạn sang Hán. Người dịch chính là Pháp Sư Cưu Ma La Thập (sinh năm 344, mất năm 413) của thời Diêu Tần. Ông là người gốc Ấn Độ và còn là dịch giả trong giới Phật giáo khá nổi tiếng lúc bấy giờ.

Kinh A Di Đà có ý nghĩa như thế nào?

kinh-a-di-da

Kinh A Di Đà mang rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu, thấu thì mới “thấm” được những ngụ ý trong kinh

Nội dung trong kinh A Di Đà phần lớn xoay quanh cuộc trò chuyện giữa Phật Thích Ca và Ngài Xá Lợi Phật về vùng đất Tây Phương. Trong bản kinh miêu tả rõ về những gì mà các Phật tử cần làm để tái sinh ở đó. Mặc dù, có một số người đã cho rằng, kinh A Di Đà là do kinh Phật thuyết A Di Đà chứ không phải Phật Thích Ca nói ra. Bởi họ nghĩ rằng những lời kinh trong A Di Đà đều hướng các Phật tử có lòng muốn thoát khỏi cảnh khổ của hiện tại. Từ đó phát tâm tu hành, tái sinh đến thế giới Cực Lạc, hưởng trọn sự an yên, niềm vui và tràn đầy hạnh phúc. Tuy nhiên, những người khác lại tin rằng, kinh A Di Đà là truyền tải nội dung sâu sắc. Đồng thời cũng tin đây là cuốn kinh do Phật A Di Đà thuyết giảng. 

Ý nghĩa của kinh A Di Đà chính là muốn tạo nên sự trang nghiêm, hướng tâm các Phật tử trở về với sự thuần khiết như thời nguyên thủy. Khi mà không có sự phân biệt, giới hạn, sinh diệt và là bản chất nguyên thủy của chúng sinh hay còn gọi là Phật tính, Niết Bàn. Đến khi con người đã nhận ra được Phật tính, biết nơi ở của mình chính là Cực Lạc. Lúc ấy Kim Cương, vàng, bạc, châu báu và cảnh đẹp biểu tượng cho sự giàu sang mà người phàm tục vẫn ngộ nhận là hạnh phúc sẽ dễ dàng hình dung, nương theo tu tập.

Làm gì để thấu hiểu kinh A Di Đà?

Để giúp trong lòng của chúng ta thanh tịnh, việc niệm kinh A Di Đà hàng ngày và mọi lúc, mọi nơi là điều rất tốt. Tuy nhiên, để thật sự thấu hiểu kinh A Di Đà, việc quan trọng nhất là “Tâm” của mỗi người khi trì tụng. Nếu muốn việc tụng kinh A Di Đà có hiệu quả cao, thật sự thấu hiểu và “thấm” nhuần. Mỗi người chúng ta đều phải có “Tâm” trong sáng, một lòng hướng Phật và không có chút tạp niệm nào. 

Khi đọc hoặc trì tụng kinh A Di Đà, trong lòng chúng ta phải rũ bỏ mọi tham, sân, si, hận…hoặc hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Để thấm nhuần ý nghĩa trong từng lời kinh, số lần tụng niệm không nên quá ngắn hoặc ít và phải chuyên tâm để có kết quả tốt nhất. Nếu như có điều kiện về thời gian, bạn có thể định khóa cho mỗi lần đọc hoặc tụng niệm kinh. Có thể là 1h hoặc mỗi ngày 3,4 khóa như: sáng, trưa, chiều, tối, những lúc rảnh rỗi.

Trong quá trình đọc kinh A Di Đà, các Phật tử cần lưu tâm tới dòng chữ của kinh. Vì như thế sẽ thể hiện thái độ đúng mực của người theo Phật. Do đó, cần phải đọc chính xác từng chữ, không sai lệch hoặc thêm, bớt… cũng là cách rèn luyện tính nhẫn nại và sự cẩn thận, tỉ mỉ của người tu hành.

kinh-a-di-da

Lý do nên chép kinh A Di Đà

Một số lý do nên chép kinh A Di Đà:

  • Ca ngợi công đức của Đức Phật A Di Đà và 10 phương chư Phật.
  • Ca ngợi cõi thế giới Cực Lạc.
  • Nhắc nhở bản thân về những lời dạy của Đức Phật và thường xuyên áp dụng theo.
  • Gieo duyên lành với Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc.
  • Tăng trưởng trí tuệ.
  • Dành nhiều thời gian thực hành chánh nghiệp, chánh tư duy và chánh niệm. Từ đó không còn suy nghĩ, làm và nói những điều vô ích.
  • Lan tỏa Phật pháp.

Ngoài những điều đó thì lý do chép kinh A Di Đà còn là để cúng dường Phật. Vì thế khi chép kinh cần phải ăn mặc và tư thế ngồi trang nghiêm, nét chữ sạch đẹp để thể hiện lòng chí thành cung kính đối với Đức Phật. Nếu cuốn kinh bạn chép được mọi người cầm lên xem liền sinh tâm hoan hỉ thì đó là cách để tạo công đức lớn nhất trong cuộc đời này.

Chép kinh A Di Đà đúng cách

Hiện nay, việc chép kinh là điều khá phổ biến. Chép kinh không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn ý nghĩa từng lời của Đức Phật dạy mà còn khiến cho cõi lòng được an nhiên, một lòng hướng thiện, tâm lành. Tuy nhiên, để việc chép kinh mang lại hiệu quả cao nhất, chúng ta cũng cần phải áp dụng đúng cách. Đó là:

  • Ghi tên hoặc pháp danh vào cuốn kinh.
  • Chép bằng ngôn ngữ: Hán, Việt, âm Hán Việt, tiếng Trung, TA hoặc cả 4 thứ tiếng càng tốt.
  • Nên dành thời gian chép từ 2 lần trở lên.
  • Có thể chép nguyên phần kinh A Di Đà. Tuy nhiên, nếu có nhiều thời gian thì nên chép toàn bộ nghi thức gồm: Cúng Hương, Tán Phật, Tự Quy Y, Hồi Hướng …v.v.

Nghi thức tụng, niệm kinh A Di Đà

Để thực hiện nghi thức tụng, niệm kinh A Di Đà chuẩn nhất. Bạn cần tham khảo bài viết

Những điều tâm niệm sau khi thực hiện xong nghi thức tụng kinh A Di Đà

Sau khi thực hiện xong nghi thức tụng kinh A Di Đà, chúng ta nên có những điều tâm niệm sau:

  • Không cầu không bệnh khổ, vì nếu không bệnh thì dễ sinh dục vọng.
  • Không cầu không hoạn nạn, vì nếu không hoạn nạn sẽ nổi dậy sự kiêu sa.
  • Không cầu không có uẩn khúc, khúc mắc. Vì nếu không khúc mắc thì sở học sẽ không được thấu đáo.
  • Không cầu không bị ma chướng. Vì nếu không bị ma chướng thì chí nguyện sẽ không kiên cường.
  • Không mong muốn mọi việc dễ thành công. Vì nếu những việc càng dễ dàng, thành công thường sinh ra khinh  thường và kiêu ngạo.
  • Không cầu lợi cho mình. Vì nếu lợi cho mình thì sẽ mất đạo nghĩa.
  • Không cầu mong tất cả sẽ thuận theo ý mình. Vì khi đã thuận theo ý mình thì lòng sẽ nảy kiêu hãnh.
  • Thi ân không cầu mong đền đáp. Vì nếu cầu mong đền đáp đồng nghĩa với thi ân đang có mưu đồ.
  • Nếu thấy lợi lộc không nhúng vào. Vì nếu nhúng vào sẽ si mê phải động.
  • Khi bị oan ức không cần thanh minh, biện bạch. Vì như vậy là nhân quả chưa được xả.

Hiện nay, kinh A Di Đà xuất hiện ở rất nhiều nơi. Vì thế bạn có thể dễ dàng “thỉnh” về để trì, tụng, đọc mỗi ngày. Như chúng tôi đã chia sẻ, A Di Đà là cuốn kinh quan trọng trong bộ kinh của Đại Thừa Phật Giáo thế giới. Nội dung trong cuốn kinh mang nhiều ý nghĩa sâu sắc giúp con người tìm ra hướng giải thoát để có sự bình yên. Nếu là người học đạo và cũng đang tìm hiểu về cuốn kinh này. Hãy trì tụng mỗi ngày để cảm nhận sự vi diệu ẩn sâu trong từng lời kinh trong đó.

Chat With Me on Zalo