Giác ngộ là gì hiện đang được rất nhiều người đặc biệt quan tâm. Nhất là các Phật tử tại gia mới trên con được tu tập. Mặc dù giác ngộ là điều rất khó lý giải, nhưng nếu đã trải qua chúng ta sẽ cảm nhận và hiểu được một cách dễ dàng hơn. Do đó, đến nay vẫn có nhiều người còn chưa hiểu được thật sự về giác ngộ, dấu hiệu và ý nghĩa ra sao. Vì họ chưa thật sự trải qua, thấu hiểu và cảm nhận. Để giúp mọi người có kiến thức sâu hơn về thế giới của sự giác ngộ. Trúc Chỉ ở Hà Nội sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin liên quan đến chủ đề này.

Giác ngộ là gì?

Không có mô tả ảnh.

Giác ngộ giúp cho việc thức tỉnh nhận ra chân lý

Theo nghĩa Hán Việt, giác ngộ chính là sự thức tỉnh và hiểu rõ ra một chân lý nào đó. Hay nói cách khác, giác ngộ là sự hiểu biết không chỉ bằng lý luận, tri thức mà còn cả kinh nghiệm sống thực tế và cảm nhận sâu xa. Vì thế giác ngộ còn được gọi là tuệ giác.

Tuy nhiên, để giải thích đơn giản hơn nữa. Giác ngộ chính là khi ta từ bỏ đi những thói xấu của mình để hướng tới lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là sự giác ngộ của đạo Phật. Bởi trong đạo Phật, giác ngộ là sự thấu hiểu sự thật về con người từ thuở ban sơ cho đến cuối cùng và ngộ ra thứ từ xưa đến giờ ta chưa biết đến.

Nếu một người phàm trần thực sự giác ngộ ắt sẽ được đắc đạo thành Phật. Đó là đỉnh cao của sự phát triển và tiềm năng của con người. Đồng thời cũng là mục tiêu để cứu chúng sinh mà nhà Phật thường nhắc đến.

19 dấu hiệu nhận biết sự giác ngộ

Dưới đây là 19 dấu hiệu về sự giác ngộ được những người trải qua chia sẻ lại giúp bạn tham khảo:

  •  Cảm thấy sai lầm trong cuộc sống. Đó là khi con người đặt quá nhiều niềm tin để cố gắng và tin tưởng một “giấc mơ” không có thật.
  • Không biết mục đích và ý nghĩa cuộc sống là gì, nhưng vẫn muốn tìm ra bằng mọi cách.
  • Chợt nhận ra những điều nghe, thấy, nhìn đều không đúng sự thật.
  • Lạc lối và cô đơn trong cuộc sống hiện tại.
  • Cảm thấy tất cả mọi thứ như vật chất, thành công và lợi ích đều không có ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Nhìn thấy đa số mọi người không thật sự hạnh phúc. Được đánh thức bởi sự bất hạnh và khổ đau đến từ người khác để nhận ra còn rất nhiều nỗi đau trên thế giới này.
  • Có sự đồng cảm sâu sắc và mang lòng trắc ẩn khi gặp những hoàn cảnh khó khăn. Tình thương được dâng trào, nuôi dưỡng.
  • Sống nội tâm, khao khát sự cô độc để thấu hiểu và tận hưởng sự tĩnh lặng.
  • Có sự cách biệt trong cách nói chuyện với mọi người.
  • Cảm thấy trống rỗng và muốn từ bỏ những việc đã làm mặc dù thời gian gây dựng khá dài.
  • Ghét sự giả tạo, giả dối và có tính xác thực sự thật.
  • Nhận thức ra những thói quen xấu, tiêu cực trước đây.
  • Thường lo lắng khi cảm thấy làm việc không đúng.
  • Muốn mang đến những điều tốt đẹp cho thế giới này.
  • Thật sự hiểu mình là ai.
  • Trực giác trở nên nhạy bén. Khám phá tài năng thật sự của bản thân.
  • Mọi thứ ý nghĩa đều được xảy ra ngẫu nhiên.
  • Muốn biết nhiều thứ và coi mọi thứ đều là huyền diệu.
  • Yêu thương người, vật vô điều kiện.
  • Không phân biệt giai cấp, đồng loại và coi tất cả là một.

Giác ngộ có đồng nghĩa với giải thoát hay không?

Nếu không tìm hiểu kỹ, sẽ có người lầm tưởng giác ngộ chính là sự giải thoát. Hơn nữa họ còn nhận định rằng khi con người đã giác ngộ, tự nhiên sẽ được giải thoát. Nhưng khi đi sâu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy rằng khái niệm giải thoát đã có từ trước khi Đức Phật ra đời. Nghĩa là giác ngộ đã xuất hiện phổ biến trong văn hóa cuối Upanishad và Veda Ấn Độ. Theo như nét văn hóa của nước Ấn Độ thời ấy. Giác ngộ chính là được giải thoát khỏi vòng tái sinh luân hồi. 

Tại thời điểm đó, với đạo Phật giác ngộ chỉ đơn thuần là giải thoát muộn phiền, khổ đau. Trong giáo lý của Đức Phật Tứ thánh đế tức là khổ, nguyên nhân của khổ và sự diệt khổ cũng như con đường diệt khổ. Tam pháp ấn tức là vô thường, vô ngã, khổ. Duyên khởi tức là sự tương quan, tương duyên, tương hữu giữa mọi sự vật. Tất cả những điều đó là sự thật mà Đức Phật đã giác ngộ và truyền lại cho chúng sinh. Vì thế phải thật hiểu rõ điều này, chúng ta mới có thể theo đó mà tu tập trên con đường Bát chánh đạo của ba môn tu học Giới, Định, Tuệ. Chỉ có hiểu rồi, chúng ta mới có thể cảm và tu hành, giác ngộ rồi mới giải thoát thành công.

Có thể là hình ảnh về hoa

Giác ngộ là gì? Giác ngộ và sự giải thoát là hai khái niệm được nhiều người hiểu sai

Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, cố gắng tìm lời giải thích về ý nghĩa của sự giác ngộ sẽ không mang lại hiệu quả gì. Tuy nhiên, giác ngộ cần phải trải qua thực tế. Như các vị Bồ Tát mới là “tấm gương” sáng về sự giác ngộ để con người noi theo. Các Ngài đã dùng sự từ bi, bao la và cả sự hi sinh của mình để giải phóng chúng sinh.

Ý nghĩa của sự giác ngộ trong Phật Giáo rất bao la, rộng lớn. Do đó, tùy theo cách cảm và sự giác ngộ của từng người mà có thể hiểu ra. Tuy nhiên, hiện nay có ba ý nghĩa chính của sự giác ngộ trong Phật Giáo được nhắc đến nhất. Đó là ý nghĩa của sự giác ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa.

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa giác ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Trong Phật Giáo Nguyên Thủy, Bồ đề còn được dịch là ‘thức tỉnh”, “giác ngộ”. Ý nghĩa của sự giác ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thủy chính là có một cuộc sống thánh thiện đã đạt tới cảnh giới. Sau khi giác ngộ, những người này thường không còn tồn tại và rời xa thế giới của loài người chúng ta.

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Phật Giáo Nguyên Thủy luôn coi giác ngộ là đạt tới cảnh giới, rời xa loài người

Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo Đại Thừa

Trong Phật Giáo Đại Thừa, giác ngộ có sự gắn kết mật thiết tới sự hoàn thiện về trí tuệ con người. Hơn nữa, Phật Giáo Đại Thừa cũng chỉ ra rằng, mỗi chúng ta đều có sự hoàn thiện và giác ngộ trong con người cũng như tâm hồn của chính mình. Thế nhưng, chúng ta lại không thể tự hiểu và biết cho nên luôn có ảo tưởng về cuộc sống. Những gì xuất hiện thường khiến chúng ta tự cảm thấy mình có giới hạn và không hoàn hảo. 

Tuy nhiên, trong Phật Giáo Đại Thừa có chỉ ra rằng. Trước khi con người giác ngộ, lúc đó tầm nhìn của chúng ta về thế giới không còn thông qua lăng kính mơ màng. Thay vào đó, con người có thể nhìn thấu rõ bản chất thật sự của thế giới này.

Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo Kim Cương Thừa

Trong Phật Giáo Đại Thừa, mặc dù Phật Giáo Kim Cương Thừa chỉ là một phần nhỏ bé, nhưng ý nghĩa của sự giác ngộ lại có nhiều điều khác biệt. Đối với Phật Giáo Kim Cương Thừa, giác ngộ có thể đến cùng một lúc trong giai đoạn biến đổi. Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, giác ngộ có sự gắn liền với niềm tin và những khó khăn trong cuộc sống. 

Ngoài ra, giác ngộ trong Phật Giáo Kim Cương Thừa còn là sự nhìn nhận rõ mọi thứ, chứ không hẳn chỉ là để nói đến những trở ngại để con người vượt qua. Vì thế, giác ngộ có thể đến tại một khoảnh khắc ngắn duy nhất và cũng là rất ít trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Tuy nhiên, để tìm thấy sự giác ngộ, con người cần phải có niềm tin vào Phật tánh vốn có trong chính tâm hồn của mình. Bởi giác ngộ chính là bản chất được tồn tại trong mỗi con người từ khi sinh ra. Đơn giản là chúng ta cần biết và nhận ra điều đó càng sớm, càng tốt.

ảnh

Giác ngộ trong Phật Giáo Kim Cương Thừa là giúp con người nhìn nhận ra mọi thứ rõ ràng trong cuộc sống

 

Với tất cả nội dung đã được chia sẻ chi tiết. Chắc hẳn bạn cũng hiểu giác ngộ là gì, có ý nghĩa ra sao và cách nhận biết thế nào. Hy vọng đó sẽ là những thông tin bổ ích giúp cho nền kiến thức Phật giáo của bạn được chuyên sâu hơn. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều nội dung khác có liên quan đến thế giới tâm linh. Hãy truy cập website: Trúc Chỉ ở Hà Nội mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.

 

Chat With Me on Zalo