Chùa Phật Tích được đánh giá là ngôi cổ tự linh thiêng và nổi tiếng tại Bắc Ninh. Hiện nay, chùa Phật Tích Bắc Ninh là một trong những di sản văn hóa của Việt Nam mang vẻ đẹp kiến trúc thời xưa. Ngoài ra, nơi đây còn có rất nhiều di tích tiêu biểu cùng với những lễ hội đặc sắc và cảnh quan tự nhiên thu hút mọi người. Nếu bạn quan tâm tới nguồn gốc, lịch sử xây dựng, kiến trúc và những cảnh quan vô cùng phong phú của Chùa Phật Tích. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá những điều mới lạ và thần bí của nơi đây.

Chùa Phật Tích Bắc Ninh – kiến trúc thời Lý và những truyền thuyết ly kỳ

chua-phat-tich

Chùa Phật Tích – nơi linh thiêng và nổi tiếng tại Bắc Ninh

Cũng giống như những ngôi chùa nổi tiếng được các giới nghiên cứu khoa học xã hội, nghệ thuật, tôn giáo trong và ngoài nước công nhận. Chùa Phật Tích Bắc Ninh hiện đang là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu Quốc gia. Nếu so với chùa Dâu, chùa Bút Tháp thì hiện nay chùa Phật Tích có vị thế về việc gìn giữ di vật cổ của Phật giáo với số lượng lớn và đa dạng hơn. Đây chính là điểm nổi bật tạo nên nét đẹp văn hóa độc đáo của ngôi chùa này.

Đôi nét về Chùa Phật Tích Bắc Ninh

Từ thời xa xưa, Chùa Phật Tích có tên là chùa Vạn Phúc Tự – một trong những ngôi chùa được truyền bá đạo Phật sớm nhất từ Ấn Độ về tới Việt Nam. Lúc đó vào thời nhà Lý, năm Thái Bình thứ tư (1057), chùa Phật Tích đã được xây dựng với nhiều tòa kiến trúc đặc sắc khác nhau.

chua-phat-tich

Vào năm 1962, Chùa Phật Tích danh giá được lọt vào bảng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và đứng thứ 62 trong số các di tích Quốc gia ấn tượng nhất tại Việt Nam. Đồng thời, nơi đây còn được mệnh danh là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ thời Lý. 

Hiện nay, Chùa Phật Tích được tọa lạc trên núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí của ngôi chùa này nằm cách Hà Nội 20km đi về phía Đông. Vì thế, rất thuận lợi cho các phương tiện để mọi người có thể di chuyển đến đây. 

chua-phat-tich

Chùa Phật Tích Bắc Ninh – nơi có nhiều di tích đặc sắc, tiêu biểu

Chùa Phật Tích Bắc Ninh được xây dựng như thế nào? Lịch sử ra sao?

Theo như tài liệu cổ có ghi chép lại, chùa Phật Tích được xây dựng từ năm Long Thụy Thái thứ 4 ( 1057), lúc đó là thời nhà Lý. Tuy nhiên, sau một thời gian đã không còn nữa và được xây lại mới hoàn toàn. Vào năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao, tự nhiên bên trong xuất hiện tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối dát vàng lấp lánh. Để trân trọng sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng Phật, xóm Hỏa Kê (gà lửa) đã đổi tên thành thôn Phật Tích ngày nay. 

Tới năm 1686, văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi thời Chính Hòa thứ 7 đã ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa này. Năm 1071 vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp chùa Phật Tích đã viết chữ Phật dài 5m, khắc sâu vào đá và được đặt trên sườn núi. Lúc bấy giờ vua Trần Nhân Tông lại cho xây dựng một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, Ông đã sáng lập tập thơ dày tới 8 quyển có tên là “Bảo Hoa dư bút” và lưu truyền đến tận ngày nay. Tới vua Trần Nhân Tông thì dùng Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Tiến Sĩ. Ông mong muốn các sĩ tử khi thi ở đây sẽ đều đỗ đạt.

Đến thời nhà Lê vào năm 1686, Chính Hòa thứ 7 đời vua Lê Huy Tông thì chùa đã được xây dựng lại với quy mô lớn và có giá trị nghệ thuật cao hơn, đổi tên là Vạn Phúc Tự. Người có công lớn nhất trong việc xây dựng là Bà Chúa Trần Ngọc Am – đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng. Lúc ấy, bà đã rời phủ Chúa về tu tại ngôi chùa này. Sử sách có ghi chép rất rõ về quá trình bà xây dựng và thời gian tu tập tại đây.

Tuy nhiên sau 300 năm, sự huy hoàng và thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng không còn nữa. Vì khi ấy, kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu bùng nổ, ngôi chùa đã bị tàn phá quá nhiều. Tới năm 1947, chùa Phật Tích đã bị quân đội Pháp đốt sạch hoàn toàn. Cho tới khi hòa bình lập lại, từ năm 1954 cho tới nay chùa Phật Tích đã được khôi phục ngày một khang trang. Đến năm 1959, bộ văn hóa Việt Nam đã cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ để đặt pho tượng A Di Đà Phật bằng đá rất quý giá. Vào tháng 4 năm 1962, chùa Phật Tích Bắc Ninh đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa nước nhà.

Kiến trúc chùa Phật Tích Bắc Ninh có gì ấn tượng?

Chùa Phật Tích có nền móng chân tháp vuông với kích thước 9,1m x 9,1m. Mỗi cạnh tường tháp có độ dày trung bình 2,4m, lòng tháp rộng 82m2, chân tháp xây bằng gạch từ thời Lý. 

Cũng giống như những ngôi chùa cổ nổi tiếng của Việt Nam. Chùa Phật Tích Bắc Ninh được xây dựng kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Sân chùa là cả một vườn hoa Mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức Chúa – bà Trần Thị Ngọc Am – đệ nhất cung tần của Chúa Trịnh Tráng. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ, năm 1644 ông mất tại đây, thọ 55 tuổi. Nếu đến chùa Phật Tích Bắc Ninh, bạn sẽ thấy pho tượng của ông đã được kết hỏa lúc đang ngồi thiền hiện vẫn còn lưu giữ.

Cho tới nay, ngôi chùa này đã có đến 7 gian tiền đường dùng để tiếp khách và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Kiến trúc thời Lý được thể hiện qua 3 bậc nền bạt vào sườn núi. Bậc nền thứ nhất gần sân chùa và vườn hoa Mẫu Đơn. Bậc nền thứ hai có các kiến trúc cổ quý hiếm, khi đào xuống nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều di vật điêu khắc từ thời nhà Lý. Bậc nền thứ 3 cao nhất, là nơi có Long Trì ( Ao Rồng) hình chữ nhật đã dần cạn nước.

chua-phat-tich-bac-ninh

Một số kiến trúc nổi bật của chùa Phật Tích Bắc Ninh

Cảnh quan của chùa Phật Tích Bắc Ninh

Ngoài những kiến trúc vô cùng độc đáo và đắt giá. Chùa Phật Tích còn có rất nhiều cảnh quan đẹp với độ cuốn hút sâu. Đó là:

Khu Bảo tháp

Đến chùa Phật Tích Bắc Ninh bạn sẽ thấy phía sau sân nền có 32 ngọn tháp được xây dựng bằng gạch và đá. Đó là nơi lưu giữ tất cả xá lị của các nhà sư đã từng trụ trì ở đây – phần lớn vào thế kỷ 17. Ngoài ra, Tháp Phổ Quang không những lớn nhất, mà chiều cao còn là 10m gồm đế – khám thờ – 2 tầng diềm và mái mui + chóp.

Điêu khắc đá

Dạo quanh chùa Phật Tích Bắc Ninh, bạn sẽ thấy có rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ kính từ thời nhà Lý cho tới tận ngày nay. Đặc biệt là ở bậc thềm thứ 2, có 10 chú tượng bằng đá cao 10m gồm: ngựa, trâu, tê giác và sư tử. Tất cả đều được nằm trên bệ hoa Sen tạc liền bằng những khối đá lớn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa Sen. 

Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy trên bệ và trong những cánh Sen còn có những hình Rồng, hoa lá mang nét đặc trưng của mỹ thuật kiến trúc thời Lý. Ngoài ra, ngôi chùa này còn có những di vật thời Lý như đấu kê, đá ốp tường có chạm khắc các hình: vũ nữ, nhạc công, thần điểu, Hộ Pháp, Kim Cương.

Lễ hội chùa Phật Tích Bắc Ninh

Để tưởng nhớ công lao của các vị tiền bối đã sáng lập và tu tạo, kiến thiết chùa. Mỗi năm cứ vào mùng 4 Tết Nguyên Đán là nhân dân xã Phật Tích lại mở hội truyền thống tưng bừng. Khách thập phương, gần xa về đây lễ Phật đông đủ với những lời nguyện cầu may mắn, bình an, mùa màng tươi tốt, gia đình hạnh phúc thịnh vượng an khang.

Đến chùa Phật Tích du khách còn được thưởng thức cảnh đẹp của vùng Kinh Bắc. Đặc biệt là cùng mọi người tham gia trò một số trò chơi như đánh đu, chơi cờ, đấu vật hoặc hát quan họ…v.v.

Đến chùa Phật Tích bạn không chỉ được lễ Phật, khám phá những điều mới lạ của kiến trúc, cảnh quan và lễ hội ở nơi đây. Những câu chuyện ly kỳ, huyền bí chắc chắn sẽ thu hút và đủ sức níu giữ khách thập phương. Sau chuyến đi này bạn sẽ thấy rằng Chùa Phật Tích Bắc Ninh là nơi đáng đến nhất trong những di tích lịch sử văn hóa hiện nay. 

Chat With Me on Zalo