Bánh xe luân hồi là một biểu tượng cốt lõi của Đạo Phật, thể hiện hình ảnh của vòng xoay luân chuyển, nối tiếp nhau không phân biệt điểm đầu và cuối. Mỗi chúng ta đang hiện diện trên cõi đời này đều là một phần của vòng luân hồi, nhưng liệu con người có thực sự hiểu rõ về quy luật và quá trình vận hành điều đó hay không. 

Sau đây, bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về luân hồi trong Phật giáo. Đồng thời giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về kiếp nhân sinh của chính mình.

Bánh xe luân hồi là gì?

Bánh xe luân hồi là gì? Ý nghĩa hình tượng bánh xe luân hồi trong Phật giáo

Hình ảnh bánh xe chuyển hóa luân hồi của một kiếp người

Bánh xe luân hồi còn có cách gọi khác là “vòng luân hồi” với nguyên nhân hình thành nên từ sự trói buộc bởi “tam độc”. Đây là quá trình luân chuyển của những lần đầu thai nối tiếp nhau của chúng sinh khi chưa đạt đến độ giải thoát. 

Có thể thấy, bánh xe này là một vòng tuần hoàn vô tận không có điểm dừng bởi kiếp sống của một con người sau khi kết thúc sẽ lại được tái sinh theo một cách khác tuỳ thuộc vào kinh nghiệm sống trước đó. 

Mời bạn tham khảo thêm các mẫu phòng thờ tại đây

Giải nghĩa các thuật ngữ của vòng luân hồi

Để tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin liên quan đến vòng xe luân hồi của Phật giáo. Việc đầu tiên các bạn cần làm là “nằm lòng” một số thuật ngữ cơ bản dưới đây. 

Tam độc là gì?

Đây là từ ngữ biểu thị về 3 trạng thái tinh thần có hại cũng như nguồn cội của mọi khổ đau: tham, sân và si. Trong đó, tham lam đứng ở vị trí khởi điểm bởi chỉ khi con người sinh ra lòng tham mới dẫn đến thù hận và si mê u tối để gây nghiệp ác. 

Từ tham còn được hiểu theo nghĩa “luyến ái”, tức ham muốn một điều gì đó trong 5 nhu cầu của con người bao gồm tài (tiền tài), sắc (sắc đẹp), danh (danh tiếng), thực (ăn uống) và thuỳ (ngủ nghỉ). 

Bên cạnh lòng tham, “sân” được hiểu là cơn giận hay sự thù hằn khi con người không đạt được điều gì đó theo ý muốn. Cuối cùng, ý nghĩa của từ “si” muốn hướng đến là sự u mê, vô minh khi thể hiện những con người không biết phân biệt phải trái đúng sai mà đi vào con đường tội lỗi. 

Niết bàn là gì?

Niết bàn là gì

Niết Bàn là nơi con người khi mất đi đều muốn hướng về

Khái niệm niết bàn trong Phật giáo được hiểu là trạng thái tâm linh trong sáng khi không còn tồn tại cảm giác tham ái, sân hận hay si mê. Niết bàn được thực hiện khi lửa phiền não đã diệt trừ và nghiệp chướng tiêu tan, khi đó chúng sinh sẽ đạt đến cảnh giới siêu thoát. Bởi vậy, Đức Thế Tôn đã khẳng định “niết bàn” sẽ chỉ được hiệu nghiệm khi chúng sinh không còn vướng mắc vào “tam độc”. 

Nghiệp là gì?

Trong Phật giáo, nghiệp được ám chỉ những hành động thông qua ba điểm bao gồm thân, miệng và suy nghĩ. Từ đó nghiệp đã trở thành một thói quen chi phối con người. 

Nếu con người sống thiện lành sẽ được đầu thai vào kiếp sống tốt. Nhưng khi tạo nghiệp ác, chúng sinh phải trả giá và tái sinh vào thân phận khổ đau để tu dưỡng. Có thể thấy, nghiệp luôn đi đôi và song hành với báo ứng trong quá trình luân hồi, tức được hiểu “gieo nhân nào gặt quả nấy”. 

Nguồn gốc của bánh xe luân hồi Phật giáo

Bánh Xe Luân Hồi - HÌNH.GDPT.SITE - Tải Hình Ảnh - Vectors - PSD Về Gia Đình Phật Tử và Phật Giáo

Bánh xe luân hồi là ranh giới cần phải trải qua khi mất đi

Hình tượng vòng luân hồi được ra đời trong hoàn cảnh chúng sinh rơi vào loạn lạc. Đó là khi con người tiếp diễn vòng tuần hoàn chết đi rồi tái sinh thành phiên bản khác hay có người thậm chí phải chịu sự trừng phạt dưới địa ngục trần gian.

Không những con người mà động vật cũng xảy ra mâu thuẫn “ngàn cân treo sợi tóc” khi giết hại lẫn nhau để tranh giành sự sống. Ở một cảnh giới khác, các loài quỷ đói khát cũng đang kêu gào trong sự thống khổ. 

Có thể thấy, trần gian đang trong khung cảnh hỗn loạn, suy vong khi những dục vọng tăm tối, nỗi uất hận đè nén hay sự mê muội làm con người mờ mắt. Trước những cảnh tượng này, Tôn giả Mục Kiền Liên đã quyết định tường thuật lại mọi sự việc cho các đệ tử của Đức Phật.

Nhưng sau đó Đức Phật nhận thấy rằng Mục Kiền Liên hay các vị trưởng lão cũng không thể lúc nào có mặt để khuyên răn nên bánh xe luân hồi với 5 ranh giới khác nhau đã được phân chia. 

Ý nghĩa vòng luân hồi

Bánh xe luân hồi được hình thành với 5 cảnh giới: địa ngục – súc sanh – ngạ quỷ – cõi trời – con người thông qua việc kết hợp họa cảnh bốn châu bao gồm Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hóa, Bắc Câu Lô, và Nam Thiệm Bộ.

Khi nhìn vào tâm của bánh xe, mọi người sẽ nhận thấy hình ảnh của 3 loài vật với các tầng ý nghĩa khác nhau về tham – sân – si lần lượt là chim bồ câu, rắn và heo. Bên ngoài cùng của bánh xe, 12 vòng đời được hiện ra để nói về chu trình sống của chúng sinh từ lúc sinh ra cho đến khi tử biệt. 

Ngoài ra, những vầng hào quang quanh bánh xe được xem là cảnh giới của Niết bàn cũng như thể hiện hình ảnh giải thoát chư Phật. Với các tầng ý nghĩa sâu xa trên vòng xe, rất nhiều vị cư sĩ mỗi khi đứng trước lối ra vào đều thắc mắc nhưng không phải Tỳ-kheo nào cũng giải đáp được tường tận về câu trả lời.

Bởi vậy, Tỳ-kheo đã chọn những vị tri sự dày dặn kinh nghiệm và kiến thức để giải thích cho các vị cư sĩ theo lời dạy của Đức Phật. 

Tại sao chúng ta nên hiểu về bánh xe luân hồi?

bánh xe luân hồi

Hiểu rõ về bánh xe luân hồi để sống tốt hơn 

Cuộc sống của chúng ta hiện nay vần xoay và biến chuyển hàng ngày cũng giống như chiếc bánh xe không bao giờ có điểm dừng. Khi con người chết đi không có nghĩa là biến mất hoàn toàn mà tan ra thành cát bụi và để lại phần linh hồn vẫn còn hiện hữu. 

Bài viết liên quan: Tìm hiểu về bàn thờ phật https://trucchihanoi.com/danh-muc/ban-tho-phat/

Quy luật của tạo hóa 

Tất cả vạn vật trong vũ trụ, dù là con người hay động vật cũng đều phải chịu sự tác động của luân hồi và nhân quả. Cái gì sinh ra rồi cũng phải biến mất vì đó là quy luật chung của tạo hoá, nhưng thực tế tử chính là sự sinh trưởng của khởi đầu mới. 

Trong xã hội, vận động luân hồi hiện nay, mặc dù thế giới loài người đang ngày càng phát triển. Nhưng đi song hành với đó là sự biến động và hiểm họa khôn lường. Mỗi chúng ta dù ở kiếp sống nào cũng sẽ có những bài học “đắt giá” cho riêng mình để chiêm nghiệm cho kiếp sau. 

Có những người phải trải qua nhiều kiếp mới học được để có cơ hội được sống một kiếp người tử tế do những hành động sai trái mà họ đã gây ra. Giống như triết gia nổi tiếng thế giới Jiddu Krishnamurti đã nói: “Cuộc đời của chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi là một quá trình học hỏi không ngừng”. 

Sửa đổi, hoàn thiện chuyển dữ hóa lành

Mỗi việc chúng ta đang làm dù là thiện lương hay tội ác, phải trái hay đúng sai đều sẽ nhận được “nghiệp quả” dù không ở kiếp này thì cũng phải nhận ở kiếp khác. Tuy nhiên, nghiệp quả không phải cái đã được định sẵn mà sẽ thay đổi theo thời gian.

Nếu con người biết sửa đổi thì việc dữ sẽ hoá lành. Bởi vậy, mọi hành động, suy nghĩ hay cử chỉ của chúng ta sẽ đều tạo ra kết quả ảnh hưởng đến chính bản thân và những người xung quanh. Do đó, hãy sống một cuộc đời thiện lương để không phải trả giá cho bất kỳ lỗi lầm nào, các bạn nhé!

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc định nghĩa bánh xe luân hồi là gì cũng như ý nghĩa mà quy luật luân hồi – nhân quả mang lại trong cuộc sống này. Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp độc giả giải đáp được mọi thắc mắc liên quan đến vòng luân hồi cũng như sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn. 

Xem thêm: Tam Thế Phật

Chat With Me on Zalo